Động cơ xe ô tô là bộ phận quyết định xe có hoạt động được hay không. Nó được coi như là một “đầu não” của xe, nếu một chiếc xe không có động cơ thì chắc chắn chiếc xe đó chỉ còn là cái xác bỏ đi. Vậy liệu bạn có biết hiện nay trên thị trường gồm có những loại động cơ nào và hoạt động ra sao không? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau nhé!
Động cơ (Engine) là một trong những thiết bị có chức năng chuyển hóa năng lượng thành động năng giúp xe hoạt động. Ngoài việc chuyển hóa nhiên liệu thành động năng thì động cơ còn có vai trò dẫn động cho các hệ thống phụ trợ khác trên xe như hệ thống trợ lực lái, máy phát điện,...
Động cơ là “đầu não” của chiếc xe
Động cơ xăng: Đây là động cơ nhiên liệu quen thuộc và sử dụng phổ biến. Đối với động cơ xăng thì hỗn hợp xăng và không khí sẽ được nén ở áp suất phù hợp, tại thời điểm thích hợp bugi phát tia lửa điện đốt cháy hỗn hợp đã nén, quá trình cháy sinh lượng nhiệt lớn đẩy piston từ điểm chết trên xuống điểm chết dưới, từ đó làm quay trục khuỷu, truyền chuyển động tới hộp số và làm quay bánh xe. Động cơ xăng được cho là loại động cơ có giá thành rẻ, bền và ổn định. Xe chạy bằng động cơ xăng sẽ phát ra tiếng động cơ nhỏ, tăng tốc nhanh, xe vận hành êm ái. Tuy nhiên động cơ này không có khả năng chịu tải cao và dễ cháy ở nhiệt độ thường.
Động cơ xăng xe ô tô
Động cơ Diesel (Động cơ dầu): Dầu diesel sẽ được phun vào buồng cháy, dưới tác động của áp suất cao và nhiệt độ của không khí nén thì quá trình tự cháy sẽ diễn ra sinh ra năng lượng cho động cơ vận hành. Động cơ này được làm từ chất liệu gang và kết cấu của xi-lanh là các ống lót rời nhau, có thể thay thế trong quá trình sử dụng. Ưu điểm chịu tải nặng tốt, tỷ số nén cao, nhiên liệu dầu chỉ bốc cháy ở điều kiện nhiệt độ và áp suất cao nên an toàn hơn động cơ xăng. Tuy nhiên, xe hoạt động thường phát ra tiếng ồn khá lớn và có mùi khó chịu.
Động cơ Diesel (Động cơ dầu)
Động cơ điện: sử dụng nguồn năng lượng điện để chuyển đổi thành động năng. Động cơ điện đang là xu hướng nhờ những ưu điểm vượt trội như thân thiện với môi trường, cấu trúc đơn giản, dễ dàng lắp ráp, hiệu suất chuyển đổi cao, không gây tiếng ồn lớn,... Tuy nhiên, là động cơ sử dụng nguồn năng lượng điện nên mất nhiều thời gian nạp năng lượng và pin lại có tuổi thọ thấp, dung lượng còn hạn chế.
Xe sử dụng động cơ điện
Động cơ Hybrid (Động cơ lai): Là sự kết hợp giữa 2 bộ truyền động là động cơ xăng và động cơ điện. Đây là loại động cơ hiện nay được nhiều người yêu thích vừa tiết kiệm nhiên liệu mà vừa không mất quá nhiều thời gian để sạc điện. Động cơ Hybrid được đánh giá là động cơ có vận hành mạnh mẽ êm ái, tiết kiệm nhiên liệu và thân thiện với môi trường.
Động cơ Hybrid (Động cơ lai)
Động cơ phân loại theo kiểu vận hành của piston thường đa dạng. Ở phân loại này nhà sản xuất đặt tên theo kiểu bố trí của xi-lanh và số lượng xi-lanh, tương ứng với kiểu bố trí xi-lanh là chữ cái (I, V, VR, W, Boxer) và số lượng xi-lanh sẽ là chữ số.
Động cơ chữ I (Inline Engine): Các xi-lanh được xếp thẳng hàng với nhau, đây là kiểu động cơ xe thấy nhiều nhất trên thế giới. Các loại động cơ chữ I phổ biến là I4, I6, thông dụng nhất là I4. Do động cơ này có cấu tạo đơn giản, thiết kế nhỏ gọn, tiết kiệm nhiên liệu, sửa chữa và thay thế dễ dàng, tuy nhiên bị giới hạn thể tích xi-lanh.
Động cơ I6 với thiết kế 6 xi-lanh thẳng hàng
Động cơ chữ V: Thiết kế với 2 hàng xi-lanh riêng biệt được xếp theo một góc cố định tạo ra hình chữ V. So với động cơ chữ I thì động cơ chữ V có cấu tạo phức tạp hơn. Các loại động cơ chữ V phổ biến thường gặp: V6, V8, V10 hay V12. Với thiết kế hình chữ V giúp giảm thiểu tối đa các rung lắc trong quá trình chuyển động của piston. Tuy nhiên, chi phí bảo dưỡng, sửa chữa sẽ đắt hơn, mức tiêu hao năng lượng cũng lớn hơn động cơ I. Động cơ này thường được sử dụng trên những mẫu xe hiệu suất cao.
Động cơ chữ V
Động cơ VR: Là sự kết hợp giữa động cơ chữ V và động cơ thẳng hàng, các xi-lanh đều nghiêng một góc 15 độ so với phương thẳng đứng. Loại động cơ này thường sử dụng trên các mẫu xe của Audi, Volkswagen, Lamborghini, Porsche,… và động cơ sử dụng phổ biến nhất hiện nay là VR6. Với thiết kế nhỏ gọn, động cơ VR có các ưu điểm như khả năng cân bằng tốt, độ rung thấp, tiết kiệm chi phí,...
Hình ảnh động cơ VR6
Động cơ W: Loại động cơ này được thiết kế như 2 chữ V đặt cạnh nhau nhìn như chữ W. Hiện nay trên thị trường ta sẽ bắt gặp loại động cơ này được áp dụng trên xe hiệu suất cao, xe sang của tập đoàn Volkswagen ngoài ra có thể thấy ở các hãng như Bentley vẫn đang sử dụng W12, Bugatti dùng W16. Đối với động cơ này thì âm thanh khá ồn, chi phí sản xuất đắt.
Động cơ W được sử dụng cho xe có hiệu suất cao
Động cơ Boxer: Là kiểu 2 hàng xi-lanh được bố trí một góc 180 độ. Động cơ này có ưu điểm là trọng tâm cực kỳ thấp do xi-lanh nằm ngang và nằm ở chiều cao tương đương trục khuỷu. Động cơ Boxer có khả năng vận hành mạnh mẽ, ít hao hụt năng lượng phù hợp cho những mẫu xe thể thao. Tuy nhiên, khi động cơ hoạt động cho ra âm thanh khá lớn, bảo dưỡng khá khó và giá thành sửa chữa khá cao.
Động cơ Boxer có thiết kế 2 hàng xi-lanh được bố trí đối xứng nhau
Động cơ Wankel: Còn được gọi là động cơ xoay. Ở động cơ này không sử dụng piston lên xuống thông thường mà sử dụng buồng đốt hình oval cùng rotor cánh quạt. Động cơ có các ưu điểm như: nhỏ, nhẹ, ổn định, hoạt động êm. Với thiết kế này, động cơ Wankel chỉ phù hợp trên các mẫu xe đua.
Động cơ xoay Wankel
Sau bài viết này sẽ giúp cho mọi người hiểu thêm về các loại động cơ để có thể biết được nhu cầu, mong muốn của bản thân và lựa chọn dòng xe sở hữu động cơ phù hợp. Ngoài ra, mọi người có thể tham gia Group độ đèn uy tín dưới đây để có thể cập nhật thêm nhiều kiến thức hay và bổ ích về thị trường xe hiện nay.
Nguồn: Tổng hợp.
—> Bạn có thể tham khảo thêm một số bài viết sau: